4 Phương pháp chống thấm sân thượng để trồng cây tốt nhất

Trồng cây trên Sân thượng là một trong những không gian được tận dụng để trồng cây rất là hữu ích và tiện lợi, được trồng cây nhiều ở những thành phố, không gian hạn hẹp nên được tận dụng làm nơi trồng cây, trồng rau xanh cây cỏ rất phủ hợp. Tuy nhiên nếu không hiểu rỏ và khắc phục trước khi trồng cây sẻ làm ảnh hưởng đến kết cấu sân thượng nếu không được chống thấm sân thượng để trồng cây gây ra thấm nước trần nhà, chống thấm sàn mái bê tông.

vườn rau được thiết kế trồng trên sân thượng

vườn rau được thiết kế trồng trên sân thượng

Nguyên nhân và lý do cần chống thấm sân thường để trồng rau

Sân thượng là nơi thường xuyên chịu các tác động của thời tiết, khí hậu. Đặc biệt như thời tiết khí hậu Việt nam, mùa mưa thì dài, nắng thì nắng nóng, làm cho kết cấu sàn mái sân thượng bị ảnh hưởng, co ngót nứt sàn thấm nước là điều không thể tránh khỏi.

chống thấm sân thượng để trồng rau

chống thấm sân thượng trước khi tiến hành trồng cây

Nguyên nhân trồng cây sẻ gây ra thấm nước

  • Cây sẻ làm cho dòng chảy nước mưa trên sân thượng
  • Lá cây làm tắc ống thoát nước, gây ngập trên sân thượng
  • Rễ cây ăn sâu vào những đường ron gạch gây thấm

Cách xử lý chống thấm sân thượng để trồng cây hiệu quả

Để thực hiện trồng cây, rau trên sân thượng, trước tiên bạn cần xây dựng hệ thống sân thượng có khả năng chống thấm gồm 3 lớp sau:

  • Lớp bảo vệ: giúp bảo vệ các lớp bên trong khỏi tác động của thời tiết, tia tử ngoại; các tác động mạng từ bên ngoài vào khi sử dụng. Lớp này còn giúp giảm, tránh được sự co giãn của mặt sân.
  • Lớp chống thấm: Đây là lớp có chức năng chống thấm cho sàn mái. Hiện nay có rất nhiều loại hóa chất chống thấm, vật liệu chống thấm trên thị trường. Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của công trình mà bạn có thể sử dụng loại vật liệu hay hóa chất phù hợp.
  • Lớp kết cấu chịu lực: thường dùng là tấm đan bê tông cốt thép hoặc gạch bông.

chống thấm sân thượng nhanh

chống thấm sân thượng nhanh

Trường hợp sân thượng nhà bạn chưa có kết cấu chống thấm thì bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Xây vườn nhiều lớp

Lớp sơn chống thấm phủ trên bề mặt bê tông. Nếu sân thượng đã có lớp chống thấm này rồi thì không cần phủ nữa.

Hệ thống thoát nước ngầm dưới tầng đất chính: đây là hệ thống có tác dụng thoát nước; đảm bảo cho cây trồng không bị ngập úng nước; không để nước lâu ngày trên bề mặt dẫn tới thấm dột. Các thông số kỹ thuật của lớp này như sau: size 330 x 330 x 38 mm/tấm; trọng lượng: 3,8kg/m2; cường độ kháng nén : 2.88 tấn/225 cm2 (1.28 N/mm2); hệ số thông thoáng 85%.

Lớp vải địa kỹ thuật: là lớp vải đa năng được làm từ sản phẩm phụ của dầu mỡ; có thể co giãn; chống thấm tốt; độ bền cao. Lớp này có tác dụng ngăn cách đất cát không cho chảy xuống hệ thống thoát nước phía dưới.

Lớp cát: thường trộn lẫn với đất; có tác dụng hỗ trợ hoạt động thấm nước của lớp vải hiệu quả hơn.

Lớp đất trồng: bạn có thể dùng loại đất phù hợp với cây. Tốt nhất là nên dùng đất có độ xốp, đất hỗn hợp giữa cát và mùn để tăng khả năng thoát nước cho cây.

Xây vườn nhiều lớp

Cách xây vườn thành nhiều lớp

Cách 2: Tạo vườn 7 lớp

  • Lớp chống thấm sân thượng giống cách 1.
  • Tạo 1 lớp vữa xi măng để hình thành độ dốc.
  • Hệ thống thoát nước tự nhiên bằng lớp sỏi, đá cuội với đường kính từ 3 – 5cm.
  • Lớp thép tiểu ly để chặn và vén đất các cạnh xung quanh, giúp tránh để đất rơi xuống lớp sỏi thoát nước.
  • Một lớp bao tải dứa để ngăn chặn phần đất với sỏi; đồng thời nó có tác dụng giữ ẩm cho đất hiệu quả.
  • Lớp cát có tác dụng bảo vệ phần bao tải không vướng cặn đất; đảo bảo quá trình thoát nước thống suốt.
  • Trên cùng là lớp đất đề trồng cây.

cấu tạo chống thấm sân thượng

2 Phương pháp chống thấm sân thượng trồng cây vô cùng hiệu quả

Lát gạch chống thấm sân thượng

Lát gạch chống thấm sân thượng

Hình ảnh lát gạch chống thấm sân thượng trồng cây (vật liệu trồng cây trên sân thượng)

Chống thấm bằng màng khò bitum

Chống thấm bằng màng khò bitum

chống thấm bằng màng bitum

Lợi ích khi trồng cây trên sân thượng

Về lợi ích kinh tế:

Với các cư dân thành thị, những khu vườn trên mái nhà là cơ hội để họ tự tay trồng và thưởng thức rau quả hữu cơ chất lượng đảm bảo 100% và chống nóng cho sân thượng, làm tăng tuổi thọ của mái nhà. Đây cũng là cơ hội để họ sống gần gũi hơn với thiên nhiên, thư giãn và giảm stress.

Về lợi ích xã hội:

Trồng cây trên sân thượng đã làm giảm khí CO2 phát ra môi trường, giúp hạ nhiệt vào mùa nóng, tạo vùng khí hậu ổn định và góp phần tạo nên một môi trường đô thị trong lành. … Tóm lại, trồng cây xanh trên sân thượng sẽ góp phần tích cực vào việc tiết kiệm điện năng.

Trồng cây trên sân thượng được những loại cây nào

Nên trồng cây gì trên sân thượng, kỹ thuật trồng cây trên sân thượng

sân thượng trồng rau

Hình ảnh trồng hoa trên sân thượng (cây trồng sân thượng chịu nắng)

trồng rau trên sân thượng có mái tôn

Hình ảnh trồng rau trên sân thượng có mái tôn (chống thấm sân thượng trồng rau)

chống thấm bồn cây

Hình ảnh trồng cỏ trên sân thượng (chống thấm bồn cây)

xây bồn trồng cây trên sân thượng

Hình ảnh trồng hoa trên sân thượng (xây bồn trồng cây trên sân thượng)

sân thượng trồng cây

Hình ảnh trồng cây cảnh trên sân thượng (đổ đất trồng cây trên sân thượng)

Cách trồng cây trên sân thượng hiệu quả nhất

1 – Chuẩn bị thiết kế vườn rau trên sân thượng

Để trồng rau trên sân thượng bạn cần chuẩn bị đất trồng, hạt giống rau củ quả mà bạn muốn trồng, phân vi sinh, mùn cưa và nước tưới.

Bạn nên mua hạt giống tại các cửa hàng chuyên cung cấp hạt giống để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Nơi trồng: Sân thượng nơi có diện tích cao thoáng, khu vực trồng không có những vật dư thừa lộn xộn gây ảnh hưởng đến quá trình trồng và chăm sóc vườn rau trên sân thượng.

Thùng xốp hay chậu nhựa…bất cứ thứ gì mà bạn có thể tận dụng dùng để đựng đất và trồng cây trong đó. Kích thước của chậu nên phù hợp với loại rau trồng và diện tích sân thượng. Và đương nhiên cần có các công cụ dụng cụ trồng và chăm bón cây.

Trồng rau sạch không cần đất, rau ăn sạch, ngon, lại còn dễ trồng nữa

2 – Gieo hạt giống rau trên sân thượng

Hiện có 6 mô hình trồng rau phổ biến đó là: Trồng rau trong thùng xốp, trong khay chậu nhựa, thùng gỗ, sử dụng chậu ghép, tháp rau, trụ trồng rau. Tùy vào mục đích và sở thích bạn sẽ lựa chọn một hoặc nhiều mô hình trồng rau trên sân thượng khác nhau.

Trước khi gieo hạt giống xuống đất bạn cần loại bỏ những hạt lép và sâu bệnh, không đạt tiêu chuẩn, sau đó ngâm trong nước ấm và ủ một thời gian mỗi loại hạt sẽ có thời gian ngâm và ủ khác nhau vì vậy các bạn cần tìm hiểu để đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất.

Tạo lỗ trên mặt đất và tiến hành gieo hạt sau đó lấp một lớp đất mỏng lên và dùng tay nén nhẹ nhàng. Tiếp đó phủ thêm mùn cưa để giữa nước rồi tưới nước cho cây.

Khi gieo hạt cần lưu ý đến mật độ giữa các cây, nếu giày quá cây sẽ cạnh tranh dinh dưỡng gay gắt và không có không gian để phát triển.

Nếu thưa quá thì lại không tận dụng được tối đa diện tích. Vừa rồi là một số kỹ thuật nhỏ để gieo hạt khi trồng rau trên sân thượng mà bạn cần chú ý. Và sau đây chúng ta cùng đến với cách chăm sóc vườn rau trên sân thượng nhé!

3 – Cách chăm sóc cho vườn rau trên sân thượng

Đối với kỹ thuật trồng rau trên sân thượng thì chậu mới gieo hạt và cây non bạn nên đặt ở vị trí râm mát hoặc có nắng nhẹ. Khi cây đã lớn phát triển khỏe mạnh thì mới đặt ở chỗ có nhiều nắng.

Tưới nước và bón phân cho cây theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây. Các bạn có thể tận dụng nước vo gạo để tưới cho cây vì trong nước vo gạo chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây mà lại tiết kiệm chi phí.

Cấu trúc chung cho một khu vườn trên mái

  • Đầu tiên là lớp nền bê tông của mái, tầng thượng của căn nhà
  • Lớp thứ hai là lớp chống thấm: Mặt trần cần được xử lí chống thấm để tránh đất hay nước thấm vào trong nhà của mình. Có nhiều cách để xử lí chống thấm. Bạn có thể dùng vật liệu chống thấm cao cấp hoặc dùng sơn chống thấm.
  • Lớp cuối cùng là lớp lưu không. Hay lớp này được gọi là lớp trung gian, lớp thoát nước.
  • Lớp này có nhiệm vụ giúp cho không khí có thể di chuyển và trao đổi với môi trường, giúp cho cây có thể phát triển một cách tự nhiên nhất. Lớp này được làm từ vật liệu chuyên dụng, có cấu tạo đặc biệt: nhựa HDPE chất lượng, khả năng chịu lực tốt. Lớp cps vai trò lớn giúp thoát nhiệt vào mùa hè, thoát nước vào mùa mưa,.. giúp vườn cân bằng với môi trường tự nhiên.
  • Việc sử dụng sỏi, đá khiến không khí khó đối lưu và trao đổi với nhau. Chính điều này khiến cây trồng kém phát triển. Cây dễ chết khi không được thoát nhiệt vào mùa hè, hay ngập úng vào mùa mưa.
  • Đó là cấu tạo thông thường của vườn trên mái. Nếu phân tách rõ ràng ra, có nhiều đơn vị phân tách thành 6 lớp:  Lớp cách nhiệt, lớp chống thấm, lớp giữ và thoát nước, lớp giữ đất, chống rễ xuyên qua, lớp đất và lớp thực vật.

Cấu trúc chung cho một khu vườn trên mái

Trên đây là các cách chống thấm sân thượng để trồng cây đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

⇔ Bạn phải Xem ngay: Thợ chống thấm sân thượng tại TPHCM

Tư vấn xử lý chống thấm sân thượng trồng cây tại TPHCM liên hệ:

CÔNG TY TNHH TM DV XÂY DỰNG NHÂN THỦY

Hotline: 0981878997 – 0778997898 MR Nhân

Mail: xaydungnhanthuy@gmail.com

website: suanhanhanthuy.com

Kính chúc bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống & lựa chọn cho riêng mình!  

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ bài viết:
error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo